Quan hệ tình dục bừa bãi hoặc không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vậy xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm những gì và nên tiến hành làm những xét nghiệm này ở đâu uy tín, chất lượng?

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục do các ký sinh trùng và vi sinh vật sống trên da hoặc sống trong dịch cơ thể như dịch niệu đạo, dịch âm đạo, máu,…

Một người có thể nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi có sự tiếp xúc với máu, dịch cơ thể hay da của người đã mắc bệnh. Những vi sinh này có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt, vết loét trên da hoặc qua miệng, hậu môn, âm đạo. Vì khả năng dễ lây nhiễm như vậy nên việc làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục là vô cùng cần thiết để có thể phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là do đâu?

Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến lây truyền các bệnh qua đường tình dục. Cụ thể:

Do virus gây ra

Đối với những bệnh lây truyền qua đường tình dục virus gây ra thì không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát được ở mức độ nhất định bởi virus khi đã bị nhiễm sẽ theo người bệnh đến suốt cuộc đời. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến gây ra bởi virus là:

  • HIV
  • Viêm gan B
  • HPV – nguyên nhân dẫn đến sùi mào gàmụn cóc sinh dục, thậm chí ung thư cổ tử cung.
Trong các bệnh lây lan qua đường tình dục do virus gây ra, HIV là bệnh đem lại hậu quả vô cùng nặng nề

Do vi khuẩn gây ra

Bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn có thể tiến hành điều trị và thường được chỉ định sử dụng kháng sinh. Ví dụ như:

  • Chlamydia
  • Bệnh lậu
  • Bệnh giang mai

Do nấm gây ra

Trong các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục phát sinh do nấm thì bệnh Nấm candida albican là phổ biến nhất. Bệnh này không chỉ gây tổn thương bộ phận sinh dục mà còn có thể gây tổn thương cho miệng, da, máu.

Do ký sinh trùng

Rận mu và bệnh ghẻ là hai trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng gây ra. Tuy nhiên, dạng bệnh này không quá nguy hiểm và có thể được điều trị khỏi hoàn toàn tương đối dễ dàng.

Một số triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các bệnh lây qua đường tình dục sẽ có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp, người mang mầm bệnh nhưng không hề hay biết vì không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, dẫn đến gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác. Người bệnh có thể tham khảo một số triệu chứng phổ biến thường gặp dưới đây, bao gồm:

  • Âm đạo hoặc dương vật xuất hiện dịch bất thường
  • Bộ phận sinh dục hoặc hậu môn có hiện tượng đỏ, ngứa, nổi mụn cóc hay thậm chí là vết lở loét bất thường
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu rát,…
  • Phụ nữ không đang trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng hay bị đau bụng

Dựa vào những triệu chứng kể trên mà người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra xem mình có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.

Ngoài ra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng được khuyến cáo thực hiện cho phụ nữ có ý định mang thai, đang trong thai kỳ hoặc những người đã từng có quan hệ không an toàn với người mắc bệnh lây qua đường tình dục.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm những gì?

Khi tiến hành làm xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thông thường người bệnh sẽ được chỉ định làm các loại xét nghiệm sau:

  • Trước hết là khám tổng quát tại chuyên khoa Nội
  • Xét nghiệm PCR chẩn đoán lậu
  • Xét nghiệm PCR tầm soát bệnh Chlamydia
  • Xét nghiệm VDRL/TPHA chẩn đoán bệnh giang mai
  • Xét nghiệm Viêm gan B
  • Xét nghiệm Mycoplasma niệu sinh dục
  • Xét nghiệm kháng thể/ kháng nguyên P24 chẩn đoán HIV

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây qua đường tình dục cần lưu ý những gì?

Để thực hiện xét nghiệm an toàn và cho kết quả chính xác cao, trước khi tiến hành làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không được thụt rửa bộ phận sinh dục hay giao hợp trong vòng ít nhất 24 giờ.
  • Đối với phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc bị chảy máu âm đạo thì không được làm xét nghiệm này.
  • Ghi lại đầy đủ những triệu chứng mà mình gặp phải để báo cáo với bác sĩ khi thăm khám.
  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng hiện đang sử dụng
  • Tham khảo kỹ về những quy định hoặc những điều cần tránh trước khi đến phòng khám hoặc xin thông tin từ bác sĩ trong quá trình thăm khám

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *